Tin tức    Liên hệ      
Trang chủ TIN TỨC Tin Chuyên ngành
Marketing là gì? Danh sách 10 điều Marketers làm mỗi ngày

Trong một thế giới mà hàng ngày trôi qua, mỗi người đều phải tiếp cận với gần 10,000 thông điệp quảng cáo, việc một thương hiệu nhận được sự chú ý lại trở thành yếu tố sống còn.

Đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt đó, người làm marketing luôn cần đến một thói quen để duy trì không chỉ giúp họ thực hiện tốt công việc được giao mà còn sáng tạo hơn nhằm đạt được kết quả vượt bậc.

Vậy marketing là gì và đâu là 10 điều mà một marketer cần làm mỗi ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Marketing là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Marketing (tiếp thị) là tất cả những công việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.

Từ việc tạo ra các thông điệp quảng cáo có thể kết nối với khách hàng tiềm năng, cho đến việc chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp để phân phối nội dung và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu,  … tất cả đều được bộ phận marketing đảm nhiệm.

Cho dù bạn đang sở hữu 1 công ty có quy mô lớn hay nhỏ, kinh doanh trong nước hay đã mở rộng thị trường trên toàn cầu, tất cả chúng ta đều đang cạnh tranh trên cùng một thị trường.

Điều làm ta khác biệt trong mắt khách hàng và vượt xa đối thủ của mình chính là nhờ vào marketing.

Thông qua việc nghiên cứu, đem các sản phẩm, dịch vụ đến tay người những người đang có nhu cầu, bộ phận marketing đã góp phần mang đến và đảm bảo nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10 công việc hàng ngày của Marketer chuyên nghiệp

1) Đề ra mục tiêu cụ thể

Hầu hết các marketers chuyên nghiệp và thông minh đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định. Nếu bạn không đặt ra bất kì mục tiêu nào cho các chiến dịch marketing sắp thực hiện thì làm sao mà bạn thành công được. Ngược lại, có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn.

Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công.

Thành công của bạn có thể là hình thành được dữ liệu khách hàng tiềm năng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, có được khoản doanh thu mong đợi. Dù là gì đi nữa thì hãy nhớ cân nhắc đề ra những mục tiêu bạn có thể đạt được.

2) Học hỏi từ đối thủ

Chớ nên làm tiếp thị cách thụ động. Đổi lại, hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động ra sao?

Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải tìm hiểu xem đối thủ sắp thực hiện những chiến lược nào và họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?

Chính những việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Đối thủ đang xếp hạng 3 trong mục tìm kiếm Google? Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tập trung đẩy nhanh công việc kinh doanh của mình hơn nữa.

3) Xác định đúng đối tượng khách hàng

Đây đáng ra là điều hiển nhiên nhưng bất ngờ thay là vẫn còn nhiều công ty chưa thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mình tìm kiếm.

Là 1 marketer, việc xác định rõ ràng đối tượng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng.

Để làm được điều này, bạn có thể tự mình tạo ra mô hình mẫu marketing cũng như mẫu hình chung của khách hàng. Hồ sơ mẫu này cho bạn biết cách thức, thời điểm và nơi bạn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

Cách thức tiếp cận để xác định đặc điểm tính cách của bạn phải được áp dụng đồng bộ trong tất cả các hoạt động marketing, từ bản copy và bản thiết kế website đến bài tweet bạn vừa lên lịch.

4) Viết content

Việc này chắc trước giờ bạn nghe quen rồi nhỉ! Cụ thể, là bạn cần tập viết blog, ebooks, pdfs, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketers không khỏi bối rối.

Marketers chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content mang tính chia sẻ rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, khách hàng tiểm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng xây dựng lòng tin nơi khách hàng.

5) Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng là việc cần làm mỗi ngày. Bạn nên bắt đầu việc này từ giây phút khách hàng lần đầu tìm đến thương hiệu của mình trên Internet.

Marketers nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua emails automated. Họ gửi đi 1 loạt emails, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng.

Bạn cũng có thể duy trì theo hình thức riêng tư hơn thông qua các email cá nhân. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và nguồn chạm gần đây trên website của mình để có thêm nhiều thông tin hơn.

Mạng xã hội cũng là 1 hình thức giáo dục hiệu quả. Marketers có thể tìm kiếm đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.

6) Lắng nghe ý kiến cộng đồng

Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.

Giả sử người dùng phản hồi về những vấn đề họ gặp phải với thương hiệu của bạn trên Youtube, nếu sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi ấy, bạn mới có thể nhận định và giúp họ giải quyết hiệu quả.

Với các câu hỏi của người dùng trên các trang mạng xã hội, nếu có thể giải đáp tận tình, bạn mới có cơ hội gia tăng lượng người theo dõi cũng như trở thành nguồn tìm kiếm uy tín với họ.

Tuy duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian và không quá quan trọng nhưng ít ra nó phản ánh thương hiệu của bạn, và mọi người sẽ dành nhiều sự chú ý hơn khi bạn đáp ứng nhu cầu của họ. Còn hơn là tiết kiệm thời gian mà không ai quan tâm đến.

7) Phân khúc khách hàng hiệu quả

Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận với khách hàng mục tiêu có vẻ hiệu quả hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.

Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.

Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.

Từ đấy, bạn dễ dàng phân khúc khách hàng thông qua những trở ngại kể trên và xếp họ vào các nhóm khác nhau. Với mỗi vấn đề cần đưa ra các cách giải quyết riêng biệt. Và marketing góp phần lớn lao trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.

8) Thử nghiệm

Theo như tôi thấy thì đây là hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing giúp bạn nhận biết phần nào hiệu quả, phần nào không?

Bạn có thể làm 1 số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là bạn kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là bạn sẽ phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.

Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh, bạn có thể biết được so với khách hàng tiềm năng năng hay khách hàng thân thiết thì người dùng mới truy cập vào website mình lần đầu tìm kiếm những gì. Việc này có vẻ điên rồ nhưng mà tôi thích vậy.

9) Đo lường và phân tích

Marketers phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng cách chuẩn xác.

Ngoài ra, còn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là số lượng trang đã trình chiếu, emails đã được thông qua, CTAS/links được truy cập, bài content được tải xuống và cả các tương tác trên mạng xã hội.

Sau khi đã đo lường xong, bạn tiến hành phân tích “tại sao chúng ta không đạt được những mục tiêu đã đặt ra?”, “Tại sao chúng ta hoàn thành mục tiêu trọn vẹn?”, “Tại sao trang nào đó lại hoạt động tốt như vậy?”.

Đặt càng nhiều câu hỏi “tại sao” càng tốt. Hãy hỏi cho đến khi bạn tìm ra câu trả lời để có thể tiếp tục điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu tốt hơn.

10) Sáng tạo

Yêu cầu hàng đầu với marketers là sáng tạo nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng cách thiết thực.

Thế giới marketing muôn màu với hàng ngàn hình thức, xu hướng đa dạng. Thế nên cứ tự tin mà tạo ra nét riêng của mình thôi!

Kết luận

Chắc hẳn là marketers nào cũng phải lên kế hoạch mỗi ngày cho riêng mình bởi làm marketing không đơn giản chút nào. Nhưng đừng lo, tôi cam đoan là chỉ cần thực hiện những thói quen kể trên, bạn sẽ sớm trở nên chuyên nghiệp thôi! Ai có đề nghị nào khác thú vị hơn không? 

 

Liên hệ với TGROUP để được hỗ trợ:

TGROUP - CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG SỐ

Địa chỉ : Tầng 15, Tòa nhà 129, số 51 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 632 84 099

Hotline: 0962 036 105

Email: info@giaiphaptruyenthong.vn

Website: www.giaiphaptruyenthong.vn

Bài viết cùng danh mục
Để tiến nhanh hơn trong lĩnh vực quảng cáo online, mọi doanh nghiệp, tổ chức cần đẩy mạnh việc sản...
Bạn lập facebook để bán hàng, để truyền thông cho thương hiệu của bạn. Vậy thì không lý nào mà...
Ai cũng có thể tạo một website bán hàng online và bắt đầu kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, làm...
Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Glexhomes (GlexMedia)

Trụ sở chính: Tầng 3.1, Hoàng Cầu Skyline, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh: N03.4, Đường Kim Long - KDL Quốc Tế Đồi Rồng - Đồ Sơn, Hải Phòng

Hotline: 084 9990088

Email: media@glexmedia.vn

Hỗ trợ
Đề nghị báo giá
Ứng tuyển việc làm
Câu hỏi thường gặp
Kết nối với chúng tôi
Copyright 2014 @ Bản quyền thuộc về Glexmedia